Những nét đặt trưng của cà phê việt
Cà phê thuộc họ Rubiaceae, có khoảng 500 chi và trên 6.000 loài thuộc họ này. Gồm hầu hết là cây bụi và cây nhiệt đới mọc ở tầng dưới của rừng. Trong đó, Coffea (Cà phê) là loài có giá trị kinh tế cao nhất.
Coffea có thể có hơn 25 loài chính, phân bố từ vùng sản sinh ra loại cây này cho tới vùng nhiệt đới châu Phi và một số đảo ở Ấn Độ Dương, đặc biệt là Madagascar. Các loài cây cà phê có dạng thân gỗ, có thể ở dạng cây bụi hoặc cây nhỏ cao hơn 10 mét, lá có màu vàng, màu xanh đậm, đồng hoặc nhuốm màu tím.
Hai loại có giá trị kinh tế nhất củacà phê là Arabica (còn gọi là cà phê chè) – chiếm hơn 60% sản lượng thế giới – và Robusta (còn gọi là cà phê vối). Hai loại khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ là Libericavà Excelsa (còn gọi là cà phê mít)
1) Arabica
Là loại cà phê có hạt hơi dài và dẹp, được trồng ở độ cao trên 600m so với mực nước biển, phù hợp khí hậu mát mẻ.
Cây cà phê giống Arabica có dạng cây bụi to, lá hình bầu dục, rễ sâu, màu xanh thẫm, trái có hình oval, thường chứa hai hạt dẹp, còn loại trái chỉ chứa một hạt được gọi là peaberry (hay còn gọi làcà phê Culi).
Cà phê Arabica thường dễ bị sâu bệnh hơn Robusta. Arabica được trồng trên khắp châu Mỹ La tinh (đặc biệt là Brazil), Trung và Đông Phi, Ấn Độ, Việt Nam (cao nguyên) và một số nơi tại Indonesia. Cà phê Arabica có sản lượng chiếm đến 2/3 lượng cà phê hiện nay trên thế giới.
Cách chế biến là điểm tạo ra sự khác biệt giữa Arabica và Robusta. Trái cà phê Arabica sau khi được thu hoạch sẽ được lên men (ngâm nước cho nở…), sau đó rửa sạch rồi sấy. Chính vì thế, vị của Arabica hơi chua, đây được coi là một đặc điểm cảm quan của hạt cà phê Arabica. Vì thế, loại cà phê này có hậu vị khá đặc biệt, không phải là vị chua, mà phải chuyển từ chua sang đắng (kiểu chocolate) sau khi nuốt. Nếu người uống có cảm nhận đúng như vậy thì đích thị là cà phê ngon. Người ta thường ví vị chua đó giống như khi ăn chanh, sẽ thấy rất chua, nhưng ngay lập tức thấy được vị đắng của vỏ ngay trong miệng. Chính điều đó tạo nên đặc điểm độc đáo của hạt cà phê Arabica.
2) Robusta:
Là loại cà phê có hạt hình bầu dục, được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới, cho nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như Tây và Trung Phi, Đông Nam Á và Brazil. Đây là giống cà phê được trồng và sử dụng phổ biến nhất ở nước ta. Tổng sản lượng cà phê Robusta chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới.
Robusta có dạng cây bụi hoặc cây nhỏ, có thể cao đến 10 mét khi trưởng thành, hệ thống rễ nông nhưng có sức sống rất mạnh mẽ, ít bị dịch bệnh và sâu hại. Trái cà phê có hình hơi tròn chứa hai hạt bình bầu dục và nhỏ hơn hạt Arabica.
Cà phê Robusta được sấy trực tiếp, chứ không phải lên men, nên vị đắng chiếm chủ yếu, loại này uống “phê” hơn, có cảm giác hơn nên phù hợp với thị hiếu người Việt.
Một vài hình ảnh phân biệt hai loại cà phê phổ biến này:
3) Một vài nét về cà phê Việt Nam:
Tại Việt Nam, cà phê được trồng chủ yếu tại vùng Cao nguyên trung phần hay còn gọi là Tây Nguyên – bao gồm các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Kom Tum, Gia Lai – chiếm hơn 72% diện tích và 92% sản lượng cả nước.
Robusta là cây cà phê chủ lực của Việt Nam, chiếm tới 95% diện tích gieo trồng, chủ yếu trồng tại Tây Nguyên và một số tỉnh Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Arabica chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích và 8% tổng sản lượng cà phê, được trồng rãi rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, ,…kéo dài đến các tỉnh Miền Trung như Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam,….. và một phần ở tỉnh Lâm Đồng.